TB chẩn đoán tình trạng hư hỏng ĐC điện

Ngày nay, trong các hoạt động của các dây chuyền sản xuất tại nhà máy đều có sự hiện diện của các động cơ điện. Do đó việc nâng cao độ tin cậy, ổn định cho các động cơ điện trong quy trình sản xuất luôn là ưu tiên của bộ phận bảo trì cũng như ban lãnh đạo tại các nhà máy.

Theo khảo sát của viện nghiên cứu EPRI (Electric Power Research) về các yếu tố gây nên hư hỏng cho động cơ về phần trăm hư hỏng của các thành phần trong một động cơ bao gồm 41% của cơ khí, 37% của stator, 10% của rotor, 12% của các yếu tố khác (chất lượng điện năng, mạch công suất).

Việc chẩn đoán, phát hiện sớm tình trạng hư hỏng của động cơ điện sẽ giúp chúng ta chủ động trong việc lên kế hoạch bảo trì, sản xuất tại nhà máy và tối ưu hoá chi phí dự trữ thiết bị thay thế.

MCEMax là thiết bị chuyên dụng kiểm tra, đánh giá tình trạng hư hỏng cho các loại động cơ điện trong quá trình sản xuất. Kiết quả kiểm tra tổng quan về tình trạng động cơ điện sẽ giúp chúng ta kiểm tra được các phân vùng lỗi của động cơ bao gồm : Startor, Rotor, Chất lượng điện năng, Air gap, Cách điện và Mạch công suất.

Thiết bị MCEMax bao gồm 2 chế độ kiểm tra Online và Offline cho thiết bị. Với phương pháp kiểm tra Online và Offline, thiết bị MCEMax còn chúng ta kiểm tra chéo các phân vùng lỗi của động cơ.

Việc kết hợp giữa thiết bị MCEMax và thiết bị phân tích rung động chuyên sâu sẽ giúp chúng ta đánh giá toàn diện tình trạng cho các động cơ điện trong quá trình vận hành động cơ điện

MCEMax kiểm tra và phân tích các phân vùng lỗi của động cơ như sau:

  1. Chất lượng điện năng: CSA-Online
  • Đánh giá độ lệch sóng hài (IHD, THD) theo tiêu chuẩn IEEE 519-1992;
  • Đánh giá độ mất cân bằng dòng điện và điện áp theo tiêu chuẩn NEMA MG01;
  • Đánh giá biểu đồ trên miền thời gian của dòng điện và điện áp;
  • Đánh giá chỉ số sóng hài điện áp (VHF), chỉ số hình sin (crest factor);
  • Kiểm tra công suất thực, kháng và hệ số công suất của động cơ;
  • Kiểm tra mô-men tải và hiệu suất của động cơ.

2. Mạch công suất: kết hợp CSA-Online và MCE-Offline

  • Đánh giá độ mất cân bằng dòng điện;
  • Đánh giá độ mât cân bằng tổng trở mạch công suất;
  • Đánh giá độ mất cân bằng điện trở mạch công suất;
  • Tìm ra các nguyên nhân gây nên hư hỏng mạch công suất như các kết nối và tiếp xúc không tốt, oxi hoá, sai kích thước cáp, hư hỏng tụ bù…
3. Stator: kết hợp CSA-Online và MCE-Offline
  • Đánh giá điện trở nội, độ lệch điện trở;
  • Đánh giá độ mất cân bằng điện cảm, độ lệch điện cảm;
  • Đánh giá biểu đồ điện cảm 3 pha theo góc quay của trục động cơ sử dụng công nghệ kiểm tra RIC (rotor influence check, kiểm tra ảnh hưởng từ dư của rotor lên stator);
  • Phát hiện các trường hợp ngắn mạch vòng, cuộn, pha và các kết nối không tốt bên trong động cơ.
4. Rotor: kết hợp CSA-Online và MCE-Offline
  • Sử dụng công nghệ phân tích tín hiệu dòng động cơ (MCSA – motor current signature analysis) để phấn tích và đánh giá tình trạng rotor;
  • Sử dụng công nghệ tách sóng, giải điều chế (demodulation), kiểm tra RIC, phân tích dòng khởi động để kết hợp cho việc phân tích, đánh giá tình trạng rotor;
  • Phát hiện các trường hợp nóng chảy, nứt, gãy thanh dẫn rotor lồng sóc và các hư hỏng trong rotor dây quấn.
5. Air gap: kết hợp CSA-Online và MCE-Offline
  • Sử dụng công nghệ phân tích tín hiệu dòng động cơ (MCSA – motor current signature analysis) ở tần số cao để phấn tích và đánh giá tình trạng air gap;
  • Sử dụng công nghệ kiểm tra RIC để kết hợp cho việc phân tích, đánh giá tình trạng air gap;
  • Phát hiện hiện tượng lệch tâm tĩnh và lệch tâm động trong động cơ.
6. Cách điện: MCE-Offline
  • Kiểm tra điện trở cách điện và hiệu chuẩn về 40 độ C để theo dõi và đánh giá theo tiêu chuẩn IEEE 43-2000;
  • Đánh giá chỉ số phân cực (PI), chỉ số hấp thụ (DA) và giản đồ phân cực của cách điện theo tiêu chuẩn IEEE 43-2000;
  • Kiểm tra điện dung cách điện để theo dõi và đánh giá;
  • Sử dụng công nghệ kiểm tra điện áp bước để đánh giá chuyên sâu.
  • Phát hiện các trường hợp lão hoá cách điện, bụi bẩn, ẩm, mỡ… xâm nhập vào cách điện.