Mặc dù hầu như các hệ thống Quản lý độ tin cậy đều được xây dựng dựa trên sự quản lý về mức độ quan trọng của tài sản, tuy nhiên có nhiều tổ chức không hiểu đầy đủ về ý nghĩa đằng sau của công tác xếp hạn mức độ quan trọng. Hầu hết những chuyên gia về độ tin cậy cho rằng “độ tin cậy” của tài sản có ảnh hưởng lớn nhất đến sứ mệnh của nhà máy, doanh nghiệp. Ở đó có thể là tốc độ sản xuất, chất lượn sản phẩm, hoặc chi phí cho việc tạo ra sản phẩm. Vận hành nhà máy dưới tư duy này, họ thường bỏ qua những đặc tính đơn giản khiến mỗi tài sản trở nên quan trọng. Thông qua việc xây dựng chính xác mô hình phân tích mức độ quan trọng, các chuyên viên có thể minh họa những cải tiến về độ tin cậy phải được thực hiện trong việc quản lý mức độ quan trọng, từ đó năng cao khả năng quản lý tài sản theo mức độ quan trọng.
Công tác sắp xếp thứ tự quan trọng được ứng dụng để ưu tiên công việc bảo trì và để nhận biết tài sản nào quan trọng nhất trong hệ thống – 10% đến 20% tốp đầu – cho quá trình phân tích Các dạng hư hỏng và hệ quả của hư hỏng (Simplified Failure Modes and Effects Analysis – SFMEA). Phân tích mức độ quan trọng còn có ý nghĩa rộng hơn việc sắp xếp thứ tự theo độ quan trọng của từng tài sản. Bằng cách tìm ra những tính chất đặc trưng cho độ quan trọng của từng tài sản, các kết quả phân tích sẽ cung cấp những thông tin giá trị. Những thông tin này ảnh hưởng rất lớn đến những quyết định cho việc thực thi, xử lý nhằm giảm thiểu rủi ro cho toàn nhà máy.
Sự tập hợp những thông tin về vận hành, bảo trì, thiết kế, quản lý vật tư và chính sách an toàn – sức khoẻ - môi trường (EH&S) có thể đưa đến những cải tiến lớn trong khâu quản lý nếu được hiểu rõ và triển khai. Một nhóm liên chức năng được thành lập để tìm ra những đặc tính quan trọng, mỗi cá nhân sẽ có những cái nhìn khác nhau trong một bức tranh tổng thể về tính chất của tài sản. Ví dụ về các đặc tính có thể được sử dụng trong việc phân tích tài sản bao gồm:
• Ảnh hưởng từ sứ mệnh
• Ảnh hưởng từ khách hàng
• Môi trường, sức khoẻ và an toàn
• Khả năng cô lập/phục hồi từ những hư hỏng cục bộ
• Lịch sử bảo trì định kỳ (PM)
• Lịch sử sửa chữa hư hỏng
• Thời gian giữa hai lần hư hỏng (MTBF) hoặc “Độ tin cậy”
• Thời gian cho việc thay thế
• Giá trị thay thế tài sản
• Tỷ lệ sử dụng theo kế hoạch
Việc lưu lại các bảng tính sau khi cho điểm tài sản thông qua các đặc tính giúp chúng ta cải tiến những quy trình làm giảm rủi ro và tăng độ tin cậy. Nếu độ tin cậy (hay còn gọi là thời gian giữa hai lần hư hỏng) là một tính chất đặc trưng cho độ quan trọng của tài sản, công tác phân tích nguyên nhân gốc hoặc dữ liệu lịch sử hư hỏng có thể được xem lại để tìm ra những dạng hư hỏng đầu tiên và chính yếu. Nếu có thể, việc loại trừ dạng hư hỏng hoặc cải tiến công tác bảo trì định kỳ, bảo trì chẩn đoán (PdM), hoặc quy trình vận hành để nâng cao độ tin cậy. Nếu yếu tố ảnh hưởng từ sứ mệnh và/hoặc hư hỏng cục bộ là đặc trưng cho độ quan trọng của tài sản, thì việc giảm thời gian sửa chữa và ước lượng công tác cân chỉnh khi thay thế thiết bị dự phóng nên được xem xét để giảm thiểu rủi ro. Quá trình đánh giá độ quan trọng sẽ được cải tiến và lặp lại sau những vòng quy trình đánh giá.
Phân tích độ quan trọng là một công cụ trọng yếu trong việc cung cấp những thông tin có giá trị để quyết định về công việc ưu tiên, điểu chỉnh nguồn lực cho việc phân tích dạng và hệ quả hư hỏng (SFMEAs), và phát triển chiến lược cho độ tin cậy. Thay vì hy vọng về độ tin cậy và sẵn có của tài sản sẽ được cải tiến bằng cách chi tiêu tiền và thời gian cho nó, sử dụng phân tích độ tin cậy để đảm bảo nguồn lực một cách có hiệu quả nhất, giảm thiểu chi phí bảo trì cho nhà máy theo tiêu chuẩn giá trị tài sản thay thế trong công nghiệp, giảm thiểu chi phí hư hỏng dưới 10% tổng chi phí bảo trì bằng việc lên chẩn đoán tình trạng và lên kế hoạch thay thế/sửa chữa trước khi hư hỏng lớn xảy ra.
VPower Reliability có khả băng cung cấp dịch vụ Phân Tích Độ Quan Trọng cho tài sản/thiết bị Nhà máy. Chúng tôi sử dụng những phương pháp định tính để xây dựng, sắp xếp thứ tự quan trọng của các thiết bị trong hệ thống và mức độ duy trì hoạt động của tài sản. Chúng tôi phát triển những mô hình định nghĩa và xác định mức độ quan trọng của những tài sản riêng biệt. Mô hình tính toán của chúng tôi sẽ tính đến thời gian dừng máy, vấn đề về môi trường, an toàn, chất lượng, hư hỏng, lịch sử hư hỏng và những yếu tố khác ảnh hưởng bởi quá trình vận hành. Phân tích độ quan trọng sử dụng sự kết hợp của Tính nghiêm trọng và Tần suất xảy ra sự cố trong an toàn, môi trường và sản xuất để đưa vào việc tính toán và sắp xếp thứ tự quan trọng của tài sản.