Để đánh giá tổng thể tình trạng các thiết bị điện trong trạm cao áp cần kết hợp nhiều phương pháp và công nghệ với nhau. Mỗi công nghệ có những ưu & nhược điểm riêng. Đa công nghệ sẽ giúp chúng ta biết chính xác tình trạng hiện tại và có thể kéo dài tuổi thọ thiết bị.
A. Kiểm tra phóng điện bề mặt & vầng quang
Sử dụng công nghệ sóng siêu âm (Ultrasound) để kiểm tra phóng điện bề mặt các thiết bị điện trong trạm cao áp.
Ưu điểm:
• Là phương pháp kiểm tra không tiếp xúc.
• Đơn giản, nhanh chóng trong việc thu thập và phân tích số liệu.
• Tần số trung tâm: 40kHz để phát hiện bề mặt và dưới 200MHz để phát hiện phóng điện vầng quang.
• Ghi nhận tần số sóng siêu âm và chuyển hoá thành tần số tai người nghe được.
• Chỉ kiểm tra được phóng điện bề mặt.
• Khoảng cách tối đa 30m.
Nhược điểm:
• Phải phân biệt được âm thanh phóng điện bề mặt với các dạng âm thanh khác..
• Chịu ảnh hưởng của nhiễu môi trường xung quanh.
B. Kiểm tra phóng điện cục bộ bên trong sứ cách điện, bushing, CT, VT..
Sử dụng công nghệ sóng vô tuyến (Radio Frequency) siêu cao tần để kiểm tra phóng điện bên trong các thiết bị điện trong trạm cao áp.
Ưu điểm:
• Là phương pháp kiểm tra không tiếp xúc.
• Đơn giản, nhanh chóng trong việc thu thập và phân tích số liệu.
• Dải Tần số: 47 – 1000 MHz để phát hiện phóng điện bên trong.
• Xác định và định vị vị trí phóng điện bên trong dựa trên các anten định hướng.
• Có thể kiểm tra phóng điện bề mặt và phóng điện bên trong.
• Khoảng cách tối đa có thể ghi nhận 50m.
Nhược điểm
• Chịu ảnh hưởng của nhiễu môi trường xung quanh.